LÁ 1 | |
ĂN QUẢ
Sưu tầm: Hồng Thu Bé ăn nhiều quả Người khỏe mạnh ra Bé ăn quả na Càng thêm rắn chắc Bé ăn quả mận Da dẻ hồng hào Bé ăn quả đào Sạch răng sạch lưỡi Bé ăn quả bưởi Nhiều sinh tố C Bé ăn quả lê Càng thêm man mát Bé ăn nhiều quả Bé ăn nhiều vào Khỏe mạnh, hồng hào Chăm ngoan học giỏi. |
|
Đồng dao: Bịt mắt bắt dê
Một bầy trẻ nhỏ Bịt mắt bắt dê Dê vấp bờ hè Ngã kềnh bốn vó Mọi người cười rộ Cố đuổi vòng quanh Dê chạy thật nhanh Túm ngay một chú . |
|
Bé hát bài: ÔNG TIÊN VUI . Tác giả: Trịnh Công Sơn
Ông tiên vui ông có cái râu dài. Đêm ông về nằm yên trên đỉnh mây Ông tiên vui ông thường hay nói tới.Chốn thiên đường, chẳng có tháng ngày trôi Ông tiên vui ông có cái căn nhà.Bên lưng đồi thường khi ông nghé qua Hôm em lên ông chợt đi đâu vắng .Khiến em buồn em nhớ đến ngẩn ngơ Ông tiên vui nên tính ông hay đùa. Em xin quà thì ông hứa sẽ mua Ông tiên vui ông thường cho em bánh. Bánh thơm bằng sương mát với ngàn hoa. |
|
Gõ tiết tấu nhanh bài: CẢ TUẦN ĐỀU NGOAN . Tác giả: Phạm Tuyên
Thứ hai là ngày đầu tuần… bé hứa cố gắng chăm ngoan |
|
SỰ TÍCH NGÀY VÀ ĐÊM (sưu tầm)
Ngày xửa ngày xưa, Mặt Trăng, Mặt Trời và Gà Trống cùng sống với nhau trên trời. Mặt Trăng mặc cái áo màu trắng, Gà Trống đội một chiếc mũ màu đỏ. Mặt Trăng thích cái mũ đỏ của Gà Trống lắm. Một hôm, Mặt Trăng nói với Gà Trống: – Chúng mình đổi áo và mũ cho nhau nhé! Gà Trống đáp: – Tớ không thích cái áo màu trắng của cậu. Tớ không đổi mũ lấy áo đâu! Mặt Trăng cứ gạ đổi mãi nhưng Gà Trống nhất định không chịu. Mặt Trăng liền giật mũ của Gà Trống và vứt xuống đất. Gà Trống vội bay xuống đất để nhặt mũ. Nhưng Mặt Đất tối đen nên Gà Trống không tìm thấy mũ. Gà Trống sực nhớ tới Mặt Trời, Gà Trống liền ngửa cổ lên trời và cất tiếng gọi: – Mặt Trời ơi! Mặt Trời ơi! Mặt Trời vội vén màn mây nhìn xuống dưới đất. Những tia nắng rực rỡ tỏa sáng khắp nơi. Nhờ có ánh nắng Mặt Trời chiếu xuống, Gà Trống nhìn thấy cái mũ đỏ của mình mắc trên một cành cây. Gà Trống sung sướng bay lên cây để lấy chiếc mũ và đội lên đầu. Gà Trống định bay về trời nhưng vì quá mệt nên không đủ sức cất cánh bay lên nữa. Gà Trống cất tiếng gọi: – Mặt Trời ơi! Kéo tớ lên với! Nhưng Mặt Trời không thể kéo Gà Trống lên được. Mặt Trời đành an ủi Gà Trống: – Gà Trống ơi! Bạn hãy ở lại dưới mặt đất vậy. Buổi sáng sớm bạn hãy gọi “Ò ó o…! Mặt trời ơi!”, tôi sẽ thức dậy và trò chuyện với bạn nhé! Từ đó trở đi, Gà Trống luôn dậy sớm và cất tiếng gáy “ò ó o” để đánh thức Mặt Trời dậy. Ở tít trên cao, Mặt Trời với gương mặt hồng hào tròn trịa, mỉm cười nhìn Gà Trống. Muôn loài hoa đua nở, khoe sắc màu rực rỡ. Cây lá cũng mở bừng mắt reo vui chào đón ánh Mặt Trời. Người ta gọi lúc đó là ngày. Còn Mặt Trăng thì cảm thấy rất hối hận và xấu hổ vì đã đối xử không tốt với bạn Gà Trống. Vì thế, Mặt Trăng cứ đợi đến khi Mặt Trời lặn xuống phía bên kia rặng núi, Gà Trống lên chuồng đi ngủ mới dám xuất hiện. Người ta gọi lúc Mặt Trăng tỏa những tia sáng dịu dàng, yếu ớt là đêm. |
|
CHÚ CHỒN LƯỜI HỌC (sưu tầm)
Chồn mướp sống ở khu rừng thông, vì là con một nên cậu được cha mẹ cưng chiều vô cùng. Tới tuổi đi học rồi, nhưng chồn mướp vẫn không chịu đến trường, chỉ rong chơi mà thôi. Vì được nuông chiều quá, chồn mướp đâm ra bướng bỉnh, không chịu nghe lời ai. Ai khuyên gì cậu cũng không nghe mà còn cãi bướng. Một hôm, Chồn mải chơi, bị lạc vào sâu trong rừng mà không biết đường ra. Cậu ta lang thang mãi mới tìm được bảng chỉ đường. Nhưng khổ nỗi, không biết chữ nên chồn không đọc được. Cậu ngồi xuống vừa khóc vừa hối hận, nếu chịu khó đi học biết chữ thì bây giờ đâu phải như thế này. Đúng lúc đó thì bác sư tử xuất hiện, chồn tưởng mình sắp bị ăn thịt nên quỳ lạy xin tha mạng. Bác sư tử bảo: “Ta chỉ muốn giúp cháu thôi, vì cháu không biết chữ chứ gì?” Chồn gật đầu. Được bác sư tử khuyên răn và chỉ đường, chồn đã tìm về được ngôi nhà của mình. Chú mừng lắm và nhất quyết từ nay phải đi học”. |
|
TRUYỆN CỔ TÍCH GIÁNG SINH (Sưu tầm)
Có một cô bé mồ côi cha sống với mẹ tại một vùng quê hẻo lánh. Nhà rất nghèo, hai mẹ con phải làm việc quần quật cả ngày mới kiếm đủ ăn. Cô bé không có bạn bè, không có đồ chơi nhưng cô không bao giờ cảm thấy buồn và cô đơn. Gần nhà cô là một khu rừng, lúc nào cũng tràn ngập tiếng chim hót …và những bông hoa rực rỡ…Vào mùa đông năm đó, mẹ cô bé bị bệnh và không thể làm việc được, cô bé bận rộn cả ngày với việc đan len để sau đó mang ra chợ bán những đôi vớ bằng len, dù rằng ngay chính đôi chân trần của cô luôn tái xanh vì lạnh. Gần đến ngày Giáng sinh, cô bé nói với mẹ: “Không biết năm nay ông già Noel có mang quà đến cho con không, nhưng con vẫn đặt đôi giày trong lò sưởi. Chắc ông già Noel không quên con đâu phải không mẹ?”. Bà mẹ âu yếm vỗ về: “Đừng nghĩ đến điều đó trong ngày Giáng sinh năm nay con gái ạ. Chúng ta chỉ cầu mong có đủ thực phẩm để qua mùa đông khắc nghiệt này là quý lắm rồi”. Nhưng cô bé không tin rằng ông già Noel có thể quên cô. Vào buổi tối trước ngày Giáng sinh, cô đặt đôi giày trong lò sưởi và đi ngủ với giấc mơ về ông già Noel. Người mẹ nhìn vào đôi giày của con và buồn rầu khi nghĩ đến sự thất vọng của con gái, nếu buổi sáng hôm sau cô không nhìn thấy một món quà nào trong đó. Năm nay, ngay cả một món quà Giáng sinh nhỏ cho con, bà cũng không lo được. Buổi sáng hôm sau, cô bé thức dậy sớm và chạy đến nơi cô đặt đôi giày. Đúng như sự mơ ước của cô, đêm qua ông già Noel đã đến và mang cho cô bé một món quà. Đó là một con chim nhỏ bé nằm thiêm thiếp trong chiếc giày, có lẽ vì đói và lạnh. Nó nhìn cô bé với đôi mắt long lanh và kêu lên mừng rỡ khi cô vuốt nhẹ lên bộ lông mềm mại của nó. Cô bé nhảy múa vì vui mừng và ôm chặt con chim nhỏ bé vào ngực mình. Cô chạy đến bên giường, nơi mẹ cô đang nằm và reo lên: “Hãy nhìn con đây mẹ ơi. Ông già Noel không quên con và đã mang đến cho con món quà ý nghĩa này!”. Những ngày sau đó, cô bé săn sóc con chim, sưởi ấm và cho nó ăn. Con chim líu ríu bên cô bé và đậu lên vai cô trong khi cô làm việc. Khi mùa xuân đến, cô bé mở lồng cho con chim bay vào rừng nhưng nó không chịu bay xa, cứ loanh quanh gần nhà cô bé và mỗi buổi sáng, cô bé lại thức giấc bởi tiếng hót líu lo bên ngoài song cửa sổ…. Bà mẹ nhìn con trong niềm hạnh phúc vô bờ…Vì không muốn làm con thất vọng, bà đã vào rừng đêm hôm đó hy vọng tìm thấy một thứ gì làm qùa thay ông noel tặng con, và đã gặp chú chim sắp chết vì lạnh và đói này… |
LÁ 2 | |
HẠT GẠO LÀNG TA (trích đoạn)
Tác giả: Trần Đăng Khoa Hạt gạo làng ta |
|
|
|
Bé hát bài: ÔNG TIÊN VUI . Tác giả: Trịnh Công Sơn
Ông tiên vui ông có cái râu dài. Đêm ông về nằm yên trên đỉnh mây Ông tiên vui ông thường hay nói tới.Chốn thiên đường, chẳng có tháng ngày trôi Ông tiên vui ông có cái căn nhà.Bên lưng đồi thường khi ông nghé qua Hôm em lên ông chợt đi đâu vắng .Khiến em buồn em nhớ đến ngẩn ngơ Ông tiên vui nên tính ông hay đùa. Em xin quà thì ông hứa sẽ mua Ông tiên vui ông thường cho em bánh. Bánh thơm bằng sương mát với ngàn hoa. |
|
Gõ tiết tấu nhanh bài: CẢ TUẦN ĐỀU NGOAN . Tác giả: Phạm Tuyên
Thứ hai là ngày đầu tuần… bé hứa cố gắng chăm ngoan |
|
SỰ TÍCH NGÀY VÀ ĐÊM (sưu tầm)
Ngày xửa ngày xưa, Mặt Trăng, Mặt Trời và Gà Trống cùng sống với nhau trên trời. Mặt Trăng mặc cái áo màu trắng, Gà Trống đội một chiếc mũ màu đỏ. Mặt Trăng thích cái mũ đỏ của Gà Trống lắm. Một hôm, Mặt Trăng nói với Gà Trống: – Chúng mình đổi áo và mũ cho nhau nhé! Gà Trống đáp: – Tớ không thích cái áo màu trắng của cậu. Tớ không đổi mũ lấy áo đâu! Mặt Trăng cứ gạ đổi mãi nhưng Gà Trống nhất định không chịu. Mặt Trăng liền giật mũ của Gà Trống và vứt xuống đất. Gà Trống vội bay xuống đất để nhặt mũ. Nhưng Mặt Đất tối đen nên Gà Trống không tìm thấy mũ. Gà Trống sực nhớ tới Mặt Trời, Gà Trống liền ngửa cổ lên trời và cất tiếng gọi: – Mặt Trời ơi! Mặt Trời ơi! Mặt Trời vội vén màn mây nhìn xuống dưới đất. Những tia nắng rực rỡ tỏa sáng khắp nơi. Nhờ có ánh nắng Mặt Trời chiếu xuống, Gà Trống nhìn thấy cái mũ đỏ của mình mắc trên một cành cây. Gà Trống sung sướng bay lên cây để lấy chiếc mũ và đội lên đầu. Gà Trống định bay về trời nhưng vì quá mệt nên không đủ sức cất cánh bay lên nữa. Gà Trống cất tiếng gọi: – Mặt Trời ơi! Kéo tớ lên với! Nhưng Mặt Trời không thể kéo Gà Trống lên được. Mặt Trời đành an ủi Gà Trống: – Gà Trống ơi! Bạn hãy ở lại dưới mặt đất vậy. Buổi sáng sớm bạn hãy gọi “Ò ó o…! Mặt trời ơi!”, tôi sẽ thức dậy và trò chuyện với bạn nhé! Từ đó trở đi, Gà Trống luôn dậy sớm và cất tiếng gáy “ò ó o” để đánh thức Mặt Trời dậy. Ở tít trên cao, Mặt Trời với gương mặt hồng hào tròn trịa, mỉm cười nhìn Gà Trống. Muôn loài hoa đua nở, khoe sắc màu rực rỡ. Cây lá cũng mở bừng mắt reo vui chào đón ánh Mặt Trời. Người ta gọi lúc đó là ngày. Còn Mặt Trăng thì cảm thấy rất hối hận và xấu hổ vì đã đối xử không tốt với bạn Gà Trống. Vì thế, Mặt Trăng cứ đợi đến khi Mặt Trời lặn xuống phía bên kia rặng núi, Gà Trống lên chuồng đi ngủ mới dám xuất hiện. Người ta gọi lúc Mặt Trăng tỏa những tia sáng dịu dàng, yếu ớt là đêm. |
|
CHÚ CHỒN LƯỜI HỌC (sưu tầm)
Chồn mướp sống ở khu rừng thông, vì là con một nên cậu được cha mẹ cưng chiều vô cùng. Tới tuổi đi học rồi, nhưng chồn mướp vẫn không chịu đến trường, chỉ rong chơi mà thôi. Vì được nuông chiều quá, chồn mướp đâm ra bướng bỉnh, không chịu nghe lời ai. Ai khuyên gì cậu cũng không nghe mà còn cãi bướng. Một hôm, Chồn mải chơi, bị lạc vào sâu trong rừng mà không biết đường ra. Cậu ta lang thang mãi mới tìm được bảng chỉ đường. Nhưng khổ nỗi, không biết chữ nên chồn không đọc được. Cậu ngồi xuống vừa khóc vừa hối hận, nếu chịu khó đi học biết chữ thì bây giờ đâu phải như thế này. Đúng lúc đó thì bác sư tử xuất hiện, chồn tưởng mình sắp bị ăn thịt nên quỳ lạy xin tha mạng. Bác sư tử bảo: “Ta chỉ muốn giúp cháu thôi, vì cháu không biết chữ chứ gì?” Chồn gật đầu. Được bác sư tử khuyên răn và chỉ đường, chồn đã tìm về được ngôi nhà của mình. Chú mừng lắm và nhất quyết từ nay phải đi học”. |
|
TRUYỆN CỔ TÍCH GIÁNG SINH (Sưu tầm)
Có một cô bé mồ côi cha sống với mẹ tại một vùng quê hẻo lánh. Nhà rất nghèo, hai mẹ con phải làm việc quần quật cả ngày mới kiếm đủ ăn. Cô bé không có bạn bè, không có đồ chơi nhưng cô không bao giờ cảm thấy buồn và cô đơn. Gần nhà cô là một khu rừng, lúc nào cũng tràn ngập tiếng chim hót …và những bông hoa rực rỡ…Vào mùa đông năm đó, mẹ cô bé bị bệnh và không thể làm việc được, cô bé bận rộn cả ngày với việc đan len để sau đó mang ra chợ bán những đôi vớ bằng len, dù rằng ngay chính đôi chân trần của cô luôn tái xanh vì lạnh. Gần đến ngày Giáng sinh, cô bé nói với mẹ: “Không biết năm nay ông già Noel có mang quà đến cho con không, nhưng con vẫn đặt đôi giày trong lò sưởi. Chắc ông già Noel không quên con đâu phải không mẹ?”. Bà mẹ âu yếm vỗ về: “Đừng nghĩ đến điều đó trong ngày Giáng sinh năm nay con gái ạ. Chúng ta chỉ cầu mong có đủ thực phẩm để qua mùa đông khắc nghiệt này là quý lắm rồi”. Nhưng cô bé không tin rằng ông già Noel có thể quên cô. Vào buổi tối trước ngày Giáng sinh, cô đặt đôi giày trong lò sưởi và đi ngủ với giấc mơ về ông già Noel. Người mẹ nhìn vào đôi giày của con và buồn rầu khi nghĩ đến sự thất vọng của con gái, nếu buổi sáng hôm sau cô không nhìn thấy một món quà nào trong đó. Năm nay, ngay cả một món quà Giáng sinh nhỏ cho con, bà cũng không lo được. Buổi sáng hôm sau, cô bé thức dậy sớm và chạy đến nơi cô đặt đôi giày. Đúng như sự mơ ước của cô, đêm qua ông già Noel đã đến và mang cho cô bé một món quà. Đó là một con chim nhỏ bé nằm thiêm thiếp trong chiếc giày, có lẽ vì đói và lạnh. Nó nhìn cô bé với đôi mắt long lanh và kêu lên mừng rỡ khi cô vuốt nhẹ lên bộ lông mềm mại của nó. Cô bé nhảy múa vì vui mừng và ôm chặt con chim nhỏ bé vào ngực mình. Cô chạy đến bên giường, nơi mẹ cô đang nằm và reo lên: “Hãy nhìn con đây mẹ ơi. Ông già Noel không quên con và đã mang đến cho con món quà ý nghĩa này!”. Những ngày sau đó, cô bé săn sóc con chim, sưởi ấm và cho nó ăn. Con chim líu ríu bên cô bé và đậu lên vai cô trong khi cô làm việc. Khi mùa xuân đến, cô bé mở lồng cho con chim bay vào rừng nhưng nó không chịu bay xa, cứ loanh quanh gần nhà cô bé và mỗi buổi sáng, cô bé lại thức giấc bởi tiếng hót líu lo bên ngoài song cửa sổ…. Bà mẹ nhìn con trong niềm hạnh phúc vô bờ…Vì không muốn làm con thất vọng, bà đã vào rừng đêm hôm đó hy vọng tìm thấy một thứ gì làm qùa thay ông noel tặng con, và đã gặp chú chim sắp chết vì lạnh và đói này… |
Category:Chương trình học của bé, Cùng bé vui học, Lớp lá, Thông tin
Chồi 1 | |
BÉ LÀM HỌA SỸ
Nguồn: sưu tầm Bé muốn làm họa sĩ |
|
LÒNG MẸ
Tác giả: Hoàng Thị Minh Khanh Có miếng ngọt miếng ngon |
|
Đồng dao: CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN
Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con |
|
Bé hát bài: THIÊN ĐÀNG BÚP BÊ. Tác giả: Văn Khoa
Em có Ba Là em có Má |
|
Nghe dân ca Bắc Bộ: Cây trúc xinh; Bèo dạt mây trôi. | |
Múa minh họa bài: Ông già Noel ơi. Tác giả: Ngọc Lễ
Ông già Noel ơi! Ông đang ở nơi nào? Con mơ ông đã bao đêm .Xa xa nơi tuyết rơi ông đang về với con |
|
CÁO, THỎ VÀ GÀ TRỐNG ( Sưu tầm)
Ngày xửa ngày xưa trong khu rừng nọ có một con Cáo và một con Thỏ. Cáo có một ngôi nhà bằng băng, còn Thỏ có một ngôi nhà bằng gỗ. Mùa xuân đến, nhà Cáo tan ra thành nước, còn nhà Thỏ vẫn nguyên vẹn. Cáo xin sang nhà Thỏ sưởi nhờ rồi đuổi luôn Thỏ ra ngoài. Thỏ vừa đi vừa khóc. Một lát sau Thỏ gặp bầy Chó. |
|
TRUYỆN CỔ TÍCH GIÁNG SINH (Sưu tầm)
Có một cô bé mồ côi cha sống với mẹ tại một vùng quê hẻo lánh. Nhà rất nghèo, hai mẹ con phải làm việc quần quật cả ngày mới kiếm đủ ăn. Cô bé không có bạn bè, không có đồ chơi nhưng cô không bao giờ cảm thấy buồn và cô đơn. Gần nhà cô là một khu rừng, lúc nào cũng tràn ngập tiếng chim hót …và những bông hoa rực rỡ…Vào mùa đông năm đó, mẹ cô bé bị bệnh và không thể làm việc được, cô bé bận rộn cả ngày với việc đan len để sau đó mang ra chợ bán những đôi vớ bằng len, dù rằng ngay chính đôi chân trần của cô luôn tái xanh vì lạnh. Gần đến ngày Giáng sinh, cô bé nói với mẹ: “Không biết năm nay ông già Noel có mang quà đến cho con không, nhưng con vẫn đặt đôi giày trong lò sưởi. Chắc ông già Noel không quên con đâu phải không mẹ?”. Bà mẹ âu yếm vỗ về: “Đừng nghĩ đến điều đó trong ngày Giáng sinh năm nay con gái ạ. Chúng ta chỉ cầu mong có đủ thực phẩm để qua mùa đông khắc nghiệt này là quý lắm rồi”. Nhưng cô bé không tin rằng ông già Noel có thể quên cô. Vào buổi tối trước ngày Giáng sinh, cô đặt đôi giày trong lò sưởi và đi ngủ với giấc mơ về ông già Noel. Người mẹ nhìn vào đôi giày của con và buồn rầu khi nghĩ đến sự thất vọng của con gái, nếu buổi sáng hôm sau cô không nhìn thấy một món quà nào trong đó. Năm nay, ngay cả một món quà Giáng sinh nhỏ cho con, bà cũng không lo được. Buổi sáng hôm sau, cô bé thức dậy sớm và chạy đến nơi cô đặt đôi giày. Đúng như sự mơ ước của cô, đêm qua ông già Noel đã đến và mang cho cô bé một món quà. Đó là một con chim nhỏ bé nằm thiêm thiếp trong chiếc giày, có lẽ vì đói và lạnh. Nó nhìn cô bé với đôi mắt long lanh và kêu lên mừng rỡ khi cô vuốt nhẹ lên bộ lông mềm mại của nó. Cô bé nhảy múa vì vui mừng và ôm chặt con chim nhỏ bé vào ngực mình. Cô chạy đến bên giường, nơi mẹ cô đang nằm và reo lên: “Hãy nhìn con đây mẹ ơi. Ông già Noel không quên con và đã mang đến cho con món quà ý nghĩa này!”. Những ngày sau đó, cô bé săn sóc con chim, sưởi ấm và cho nó ăn. Con chim líu ríu bên cô bé và đậu lên vai cô trong khi cô làm việc. Khi mùa xuân đến, cô bé mở lồng cho con chim bay vào rừng nhưng nó không chịu bay xa, cứ loanh quanh gần nhà cô bé và mỗi buổi sáng, cô bé lại thức giấc bởi tiếng hót líu lo bên ngoài song cửa sổ…. Bà mẹ nhìn con trong niềm hạnh phúc vô bờ…Vì không muốn làm con thất vọng, bà đã vào rừng đêm hôm đó hy vọng tìm thấy một thứ gì làm qùa thay ông noel tặng con, và đã gặp chú chim sắp chết vì lạnh và đói này… |
Chồi 2 | |
TÂM SỰ CÁI MŨI
Tác giả: Phạm Hổ Tôi là cái mũi xinh Giúp bạn biết bao điều Ngửi hương thơm của lúa Hương ngào ngạt của hoa Như vậy đã hết đâu Giúp bạn thở nữa đấy Chúng ta cùng giữ sạch Để chiếc mũi thêm xinh.
|
|
MÈO CON ĐI HỌC
Tác giả: Phan Thị Vàng Anh Mèo ta buồn bực |
|
Đồng dao: XỈA CÁ MÈ
Xĩa cá mè. Đè cá chép Tay nào đẹp. Đi bẻ ngô Tay nào to. Đi đỡ củi Tay nào nhỏ. Hái đậu den Tay lọ lem. Ở nhà mà rửa |
|
Bé hát bài: THIÊN ĐÀNG BÚP BÊ. Tác giả: Văn Khoa
Em có Ba Là em có Má |
|
Nghe dân ca Bắc Bộ: Cây trúc xinh; Bèo dạt mây trôi. | |
Múa minh họa bài: Ông già Noel ơi. Tác giả: Ngọc Lễ
Ông già Noel ơi! Ông đang ở nơi nào? Con mơ ông đã bao đêm .Xa xa nơi tuyết rơi ông đang về với con |
|
CÁO, THỎ VÀ GÀ TRỐNG ( Sưu tầm)
Ngày xửa ngày xưa trong khu rừng nọ có một con Cáo và một con Thỏ. Cáo có một ngôi nhà bằng băng, còn Thỏ có một ngôi nhà bằng gỗ. Mùa xuân đến, nhà Cáo tan ra thành nước, còn nhà Thỏ vẫn nguyên vẹn. Cáo xin sang nhà Thỏ sưởi nhờ rồi đuổi luôn Thỏ ra ngoài. Thỏ vừa đi vừa khóc. Một lát sau Thỏ gặp bầy Chó. |
|
TRUYỆN CỔ TÍCH GIÁNG SINH (Sưu tầm)
Có một cô bé mồ côi cha sống với mẹ tại một vùng quê hẻo lánh. Nhà rất nghèo, hai mẹ con phải làm việc quần quật cả ngày mới kiếm đủ ăn. Cô bé không có bạn bè, không có đồ chơi nhưng cô không bao giờ cảm thấy buồn và cô đơn. Gần nhà cô là một khu rừng, lúc nào cũng tràn ngập tiếng chim hót …và những bông hoa rực rỡ…Vào mùa đông năm đó, mẹ cô bé bị bệnh và không thể làm việc được, cô bé bận rộn cả ngày với việc đan len để sau đó mang ra chợ bán những đôi vớ bằng len, dù rằng ngay chính đôi chân trần của cô luôn tái xanh vì lạnh. Gần đến ngày Giáng sinh, cô bé nói với mẹ: “Không biết năm nay ông già Noel có mang quà đến cho con không, nhưng con vẫn đặt đôi giày trong lò sưởi. Chắc ông già Noel không quên con đâu phải không mẹ?”. Bà mẹ âu yếm vỗ về: “Đừng nghĩ đến điều đó trong ngày Giáng sinh năm nay con gái ạ. Chúng ta chỉ cầu mong có đủ thực phẩm để qua mùa đông khắc nghiệt này là quý lắm rồi”. Nhưng cô bé không tin rằng ông già Noel có thể quên cô. Vào buổi tối trước ngày Giáng sinh, cô đặt đôi giày trong lò sưởi và đi ngủ với giấc mơ về ông già Noel. Người mẹ nhìn vào đôi giày của con và buồn rầu khi nghĩ đến sự thất vọng của con gái, nếu buổi sáng hôm sau cô không nhìn thấy một món quà nào trong đó. Năm nay, ngay cả một món quà Giáng sinh nhỏ cho con, bà cũng không lo được. Buổi sáng hôm sau, cô bé thức dậy sớm và chạy đến nơi cô đặt đôi giày. Đúng như sự mơ ước của cô, đêm qua ông già Noel đã đến và mang cho cô bé một món quà. Đó là một con chim nhỏ bé nằm thiêm thiếp trong chiếc giày, có lẽ vì đói và lạnh. Nó nhìn cô bé với đôi mắt long lanh và kêu lên mừng rỡ khi cô vuốt nhẹ lên bộ lông mềm mại của nó. Cô bé nhảy múa vì vui mừng và ôm chặt con chim nhỏ bé vào ngực mình. Cô chạy đến bên giường, nơi mẹ cô đang nằm và reo lên: “Hãy nhìn con đây mẹ ơi. Ông già Noel không quên con và đã mang đến cho con món quà ý nghĩa này!”. Những ngày sau đó, cô bé săn sóc con chim, sưởi ấm và cho nó ăn. Con chim líu ríu bên cô bé và đậu lên vai cô trong khi cô làm việc. Khi mùa xuân đến, cô bé mở lồng cho con chim bay vào rừng nhưng nó không chịu bay xa, cứ loanh quanh gần nhà cô bé và mỗi buổi sáng, cô bé lại thức giấc bởi tiếng hót líu lo bên ngoài song cửa sổ…. Bà mẹ nhìn con trong niềm hạnh phúc vô bờ…Vì không muốn làm con thất vọng, bà đã vào rừng đêm hôm đó hy vọng tìm thấy một thứ gì làm qùa thay ông noel tặng con, và đã gặp chú chim sắp chết vì lạnh và đói này… |
Category:Chương trình học của bé, Cùng bé vui học, Lớp chồi, Thông tin
Mầm 1 | |
ONG VÀ BƯỚM
Tác giả: Nhược Thủy Con Bướm trắng Lượn vườn hồng Gặp con Ong Đang bay vội Bướm liền gọi Rủ đi chơi Ong trả lời : – Tôi còn bận, Mẹ tôi dặn : “Việc chưa xong, Đi chơi rong Mẹ không thích”. |
|
|
|
Đồng dao: Đi cầu đi quán
Đi cầu đi quán Đi bán lợn con Đi mua cái xoong Đem về đun nấu Mua quả dưa hấu Về biếu ông bà Mua một đàn gà Về cho ăn thóc Mua lược chải tóc Mua cặp gài đầu Đi mau về mau Kẻo trời sắp tối. |
|
Bé hát bài: Ai cũng yêu chú mèo . Tác giả:Kim Hữu Nhà em có con mèo. Chú mèo kêu meo meo. Mắt tròn trong như nước, ai cũng yêu chú mèo . Nhà em có con mèo. Chú mèo kêu meo meo. Đuôi vờn như tay múa,ai cũng yêu chú mèo. |
|
Bé hát bài: Đội kèn tí hon . Tác giả: Phan Huỳnh Điểu Te tò te đây là ban kèn hơi .Tò tò tò tò te có anh nào muốn chơi. Mau vào đây góp thêm kèn te tí, tò tò tò te tí bước đều chân cùng đi. Te tò te anh nào kêu thật to .Tò tò tò to te đứng ra đằng trước cho. Anh nào kêu bé trong mồm te tí .Tò tò tò te tí sắp đằng sau cùng đi. |
|
Vận động đơn giản bài: LÀM CHÚ BỘ ĐỘI. Tác giả: Hoàng Long
Em thích làm chú bộ đội. Bước một hai chân bước một hai. Em thích làm chú bộ đội. Bước một hai vác súng trên vai. Một hai! Một hai! Một hai! |
|
HOA MÀO GÀ ( Sưu tầm) Ngày xưa chú gà nào cũng có một cái mào đỏ rất đẹp như mào các chú gà trống bây giờ. Một buổi sớm gà Mơ soi mình trong vũng nước và sung sướng thấy chiếc mào rực rỡ xoè trên đỉnh đầu như một chùm hoa đỏ rực. Gà Mơ khoan khoái đập cánh và hát bài hát quen thuộc của họ hàng nhà gà : “Cục ta cục tác, mào ta đã mọc, cục ta cục tác, mào ta đã mọc”. Mọi vật quay ra nhìn Gà Mơ và cùng suýt xoa : “Chiếc mào mới xinh xắn làm sao. Trông Gà Mơ thật đáng yêu”. Gà Mơ đi tung tăng khắp nơi kiếm mồi. Nó đến bên bể nước và nghe thấy có tiếng khóc ti tỉ. Nó dừng lại nghiêng đầu, chớp chớp đôi mắt và lắng tai nghe. Thì ra có một cây màu đỏ tía đang tấm tứt khóc một mình. Gà Mơ đang vui sướng, thấy bạn buồn, Mơ bỗng bối rối. Nó vội vàng chạy đến khẽ hỏi : – Bạn sao thế ? Cây rơi hạt nước mắt trong suốt như hạt sương xuống gốc và sụt sịt bảo : – Các cây quanh đây, cây nào cũng có hoa mà chỉ có mỗi mình tôi không có hoa. Chưa nói dứt câu, cây lại bật khóc, nước mắt cứ rơi xuống thánh thót. Gà Mơ an ủi bao nhiêu cũng không làm cây nín. Gà Mơ nghĩ một lúc rồi quyết định : – Tôi cho bạn bông hoa đỏ trên đầu tôi nhé. Cây sung sướng vẫy lá rối rít : – Thế bạn cho tôi thật nhé ! Cám ơn bạn ! Sáng hôm sau, mọi người ngạc nhiên khi thấy chiếc mào đẹp đẽ của Gà Mơ biến đâu mất. Còn cái cây bên bể nước thì lại nở chùm hoa rực rỡ y hệt chiếc mào của Gà Mơ. Cây hoa sung sướng đón ánh mặt trời nhuộm cho bông hoa thêm đỏ thắm. Cây khe khẽ kể cho mọi người nghe câu chuyện về lòng tốt của Gà Mơ. Thế là mọi người gọi cây hoa đó là cây hoa mào gà. Trên đầu Gà Mơ bây giờ cũng nhú lên một chiếc mào mới nho nhỏ, xinh xinh rồi đấy. |
|
NHỔ CỦ CẢI (Sưu tầm)
Ngày xửa ngày xưa có hai ông bà già và một cô cháu gái sống trong ngôi nhà bằng gỗ bên cạnh mảnh vườn xinh xắn. Trong nhà còn có một con chó, một con mèo và một chú chuột nhắt. Vào mùa thu, ông già mang về một củ cải nhỏ và trồng trong vườn. Ngày ngày, ông ra sức chăm bón cho cây. Sáng nào ông cũng cho cây cải uống một gáo nước. Chiều nào ông cũng bắt sâu , nhổ cỏ cho cây. Cây cải cũng không phụ lòng tốt của ông, nó lớn nhanh như thổi. Chẳng bao lâu nó đã trở thành một cây cải khổng lồ, to chưa từng thấy. Một buổi sáng , ông già ra vườn định nhổ củ cải về cho bà già và cháu gái. Ông nhổ mãi mà cây cải không hề nhúc nhích. Ông gọi bà già : – Bà ơi ! Mau lại đây ! Mau giúp tôi nhổ củ cải nào! Bà già chạy ra túm áo ông, ông nắm cây cải nhổ mãi , nhổ mãi vẫn không được. Bà già gọi cháu gái : – Cháu gái ơi! Mau lại đây! Mau giúp bà nhổ củ cải nào ! Cháu gái liền chạy lại kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải nhổ mãi, nhổ mãi chẳng ăn thua gì. Cháu gái gọi chó con: – Chó con ơi!Mau lại đây ! Mau giúp tôi nhổ củ cải! Chó con chạy lại ngặm lấy bím tóc của cháu gái. Cháu kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải. Kéo mãi , nhổ mãi mà cây cải vẫn trơ trơ . Chó con gọi mèo con : – Mèo con ơi! Mau lại đây! Mau giúp tôi nhổ củ cải ! Mèo con chạy lại cắn đuôi chó con, chó con ngậm bím tóc cháu gái, cháu gái kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải. Tất cả kéo mãi, nhổ mãi nhưng cây cải vẫn ì ra. Mèo con gọi chuột nhắt: – Chuột nhắt ơi! Mau lại đây ! Mau giúp tôi nhổ củ cải! Chuột nhắt chạy lại bám đuôi mèo, mèo cắn đuôi chó, chó ngậm bím tóc cháu gái, cháu gái kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải. Một , hai , ba … Cây cải gan lì đã bị kéo bật rễ lên khỏi mặt đất . Tất cả sung sướng nhảy múa quanh cây cải và hát: “Nhổ cải lên, nhổ cải lên ! Ái chà chà ! Lên được rồi!”. |
Mầm 2 | |
GIỜ CHƠI
Tác giả: Lê Thị Hoa Giờ chơi hết rồi Nào các bạn ơi Ta cùng cất dọn Đồ dùng đồ chơi Vào nơi quy định |
|
HOA HƯỚNG DƯƠNG
Tác giả: Hà An Trong vườn trường của bé Có bông hoa hướng dương Hoa vàng tươi ngơ ngác Ngoảnh mặt nhìn bốn phương. |
|
Ca dao:
Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
|
|
Bé hát bài: Ai cũng yêu chú mèo . Tác giả:Kim Hữu Nhà em có con mèo. Chú mèo kêu meo meo. Mắt tròn trong như nước, ai cũng yêu chú mèo . Nhà em có con mèo. Chú mèo kêu meo meo. Đuôi vờn như tay múa,ai cũng yêu chú mèo. |
|
Bé hát bài: Đội kèn tí hon . Tác giả: Phan Huỳnh Điểu Te tò te đây là ban kèn hơi .Tò tò tò tò te có anh nào muốn chơi. Mau vào đây góp thêm kèn te tí, tò tò tò te tí bước đều chân cùng đi. Te tò te anh nào kêu thật to .Tò tò tò to te đứng ra đằng trước cho. Anh nào kêu bé trong mồm te tí .Tò tò tò te tí sắp đằng sau cùng đi. |
|
Vận động đơn giản bài: LÀM CHÚ BỘ ĐỘI. Tác giả: Hoàng Long
Em thích làm chú bộ đội. Bước một hai chân bước một hai. Em thích làm chú bộ đội. Bước một hai vác súng trên vai. Một hai! Một hai! Một hai! |
|
HOA MÀO GÀ ( Sưu tầm) Ngày xưa chú gà nào cũng có một cái mào đỏ rất đẹp như mào các chú gà trống bây giờ. Một buổi sớm gà Mơ soi mình trong vũng nước và sung sướng thấy chiếc mào rực rỡ xoè trên đỉnh đầu như một chùm hoa đỏ rực. Gà Mơ khoan khoái đập cánh và hát bài hát quen thuộc của họ hàng nhà gà : “Cục ta cục tác, mào ta đã mọc, cục ta cục tác, mào ta đã mọc”. Mọi vật quay ra nhìn Gà Mơ và cùng suýt xoa : “Chiếc mào mới xinh xắn làm sao. Trông Gà Mơ thật đáng yêu”. Gà Mơ đi tung tăng khắp nơi kiếm mồi. Nó đến bên bể nước và nghe thấy có tiếng khóc ti tỉ. Nó dừng lại nghiêng đầu, chớp chớp đôi mắt và lắng tai nghe. Thì ra có một cây màu đỏ tía đang tấm tứt khóc một mình. Gà Mơ đang vui sướng, thấy bạn buồn, Mơ bỗng bối rối. Nó vội vàng chạy đến khẽ hỏi : – Bạn sao thế ? Cây rơi hạt nước mắt trong suốt như hạt sương xuống gốc và sụt sịt bảo : – Các cây quanh đây, cây nào cũng có hoa mà chỉ có mỗi mình tôi không có hoa. Chưa nói dứt câu, cây lại bật khóc, nước mắt cứ rơi xuống thánh thót. Gà Mơ an ủi bao nhiêu cũng không làm cây nín. Gà Mơ nghĩ một lúc rồi quyết định : – Tôi cho bạn bông hoa đỏ trên đầu tôi nhé. Cây sung sướng vẫy lá rối rít : – Thế bạn cho tôi thật nhé ! Cám ơn bạn ! Sáng hôm sau, mọi người ngạc nhiên khi thấy chiếc mào đẹp đẽ của Gà Mơ biến đâu mất. Còn cái cây bên bể nước thì lại nở chùm hoa rực rỡ y hệt chiếc mào của Gà Mơ. Cây hoa sung sướng đón ánh mặt trời nhuộm cho bông hoa thêm đỏ thắm. Cây khe khẽ kể cho mọi người nghe câu chuyện về lòng tốt của Gà Mơ. Thế là mọi người gọi cây hoa đó là cây hoa mào gà. Trên đầu Gà Mơ bây giờ cũng nhú lên một chiếc mào mới nho nhỏ, xinh xinh rồi đấy. |
|
NHỔ CỦ CẢI (Sưu tầm)
Ngày xửa ngày xưa có hai ông bà già và một cô cháu gái sống trong ngôi nhà bằng gỗ bên cạnh mảnh vườn xinh xắn. Trong nhà còn có một con chó, một con mèo và một chú chuột nhắt. Vào mùa thu, ông già mang về một củ cải nhỏ và trồng trong vườn. Ngày ngày, ông ra sức chăm bón cho cây. Sáng nào ông cũng cho cây cải uống một gáo nước. Chiều nào ông cũng bắt sâu , nhổ cỏ cho cây. Cây cải cũng không phụ lòng tốt của ông, nó lớn nhanh như thổi. Chẳng bao lâu nó đã trở thành một cây cải khổng lồ, to chưa từng thấy. Một buổi sáng , ông già ra vườn định nhổ củ cải về cho bà già và cháu gái. Ông nhổ mãi mà cây cải không hề nhúc nhích. Ông gọi bà già : – Bà ơi ! Mau lại đây ! Mau giúp tôi nhổ củ cải nào! Bà già chạy ra túm áo ông, ông nắm cây cải nhổ mãi , nhổ mãi vẫn không được. Bà già gọi cháu gái : – Cháu gái ơi! Mau lại đây! Mau giúp bà nhổ củ cải nào ! Cháu gái liền chạy lại kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải nhổ mãi, nhổ mãi chẳng ăn thua gì. Cháu gái gọi chó con: – Chó con ơi!Mau lại đây ! Mau giúp tôi nhổ củ cải! Chó con chạy lại ngặm lấy bím tóc của cháu gái. Cháu kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải. Kéo mãi , nhổ mãi mà cây cải vẫn trơ trơ . Chó con gọi mèo con : – Mèo con ơi! Mau lại đây! Mau giúp tôi nhổ củ cải ! Mèo con chạy lại cắn đuôi chó con, chó con ngậm bím tóc cháu gái, cháu gái kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải. Tất cả kéo mãi, nhổ mãi nhưng cây cải vẫn ì ra. Mèo con gọi chuột nhắt: – Chuột nhắt ơi! Mau lại đây ! Mau giúp tôi nhổ củ cải! Chuột nhắt chạy lại bám đuôi mèo, mèo cắn đuôi chó, chó ngậm bím tóc cháu gái, cháu gái kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải. Một , hai , ba … Cây cải gan lì đã bị kéo bật rễ lên khỏi mặt đất . Tất cả sung sướng nhảy múa quanh cây cải và hát: “Nhổ cải lên, nhổ cải lên ! Ái chà chà ! Lên được rồi!”. |
Category:Chương trình học của bé, Cùng bé vui học, Lớp mầm, Thông tin
BÀI THƠ |
ĂN
Tác giả: Xuân Tửu Rửa tay sạch Mặc yếm vào Bé đứng trước Lớn đứng sau Dắt tay nhau. Ngồi vào ghế Nhai thật kỹ Nuốt cho ngon Ăn hết cơm Không rơi vãi.
|
CON TÀU
Tác giả: Định Hải |
MIỆNG XINH
Tác giả: Phạm Hổ Cãi nhau là không vui Cái miệng nó xinh thế Chỉ nói lời hay thôi.
CHIA BÁNH Nguồn: sưu tầm Gà, vịt tới chúc mừng Thổi nến hát tưng bừng Rồi cùng nhau chia bánh |
BÀI HÁT |
Vận động theo bài:
LÀ CON MÈO Tác giả: Mộng Lân Là con mèo, kêu meo meo, ai khóc mếu. Là con mèo, ngoan như bé, là búp bê.
Vận động theo bài: ĐI MỘT HAI Tác giả: Đoàn Phi Một hai đi một hai Một hai đều chân bước. Em vác súng trên vai Trông bé thật là oai.
|
Vận động theo bài:
BÓNG TRÒN TO Tác giả: Vũ Thanh Bóng tròn to, tròn tròn tròn to. Bóng xì hơi, xì xì xì xì hơi. Nào bạn ơi, lại đây chơi, xem bóng ai to tròn nào, xem bóng ai to tròn nào.
Nghe cô hát: CHÚC BÉ NGỦ NGON Tác giả: Lưu Hà An Bé ơi, ngủ đi đêm đã khuya rồi. Để những giấc mơ đẹp sẽ luôn bên em. Bé ơi ngủ ngoan trong tiếng ru hời. Vầng trăng đợi em cùng bay vào giấc mơ. À ơi, à ơi, à à ơi. |
Nghe cô hát:
CHIẾC KHĂN TAY Tác giả: Văn Tấn Chiếc khăn tay, mẹ may cho em. Trên cành hoa, mẹ thêu con chim. Em sướng vui có chiếc khăn xinh đẹp. Lau bàn tay em giữ sạch hàng ngày.
Nghe cô hát: CON CHIM NON Tác giả: Lý Trọng Con chim non trên cành hoa Chim ơi chim, chim đừng bay |
TRUYỆN KỂ |
SẺ CON
Sẻ con chưa đủ lông cánh nhưng lại rất thích bay. Một hôm, Sẻ con tung cánh bay lên, nhưng lại rơi ngay xuống một bụi cỏ mềm. |
CON CÁO
Có 1 chú Gà con đang lon ton trên bãi cỏ non để kiếm cái ăn, 1 con Cáo rón rén, rón rén đi đến định vồ bắt Gà con. Chợt trông thấy Cáo, Gà con hoảng hốt kêu lên: Chiếp! Chiếp! sợ khiếp! sợ khiếp! – Cục ta cục tác, Cáo ác, Cáo ác.. – Gâu! Gâu! Cáo đâu? Cáo đâu? Chao ôi, con Cáo sợ quá, ba chân bốn cẳng chạy biến vào rừng không dám ngoái đầu lại nữa. |
CÂY TÁO
Mưa phùn bay, hoa đào nở. Ông trồng cây táo xuống đất. Bé tưới nước cho cây. Ông mặt trời sưởi ấm cho cây. Gà trống đi qua nói to: “Cây ơi!Cây lớn mau” Thế là những chiếc lá non bật ra Những con bươm bướm bay qua cũng nói to: “Cây ơi!Cây lớn mau” Thế là cây ra đầy hoa. Một hôm ông, bé, gà, bươm bướm cùng nói to: “Cây ơi!Cây lớn mau” Thế là những quả táo chín ngon lành hiện ra. Bé giơ áo ra, những quả táo chín ngon lành rơi đầy vào áo bé. |
Category:Chương trình học của bé, Cùng bé vui học, Lớp Bambi, Thông tin
Nội dung giáo dục |
3 – 4 tuổi (Mầm) |
Vận động |
– Chuyền bắt bóng theo hàng dọc.
– Bước lên xuống bục cao 30cm. – Bò chui qua cổng. |
Kỹ năng sống |
– Kỹ năng tự phục vụ: Tập cầm muỗng đúng cách và dẹp chén muỗng. |
Làm quen với toán |
– Nhận biết hình tròn, hình vuông.
– Nhận biết tay phải, tay trái của bản thân. |
Nhận thức về thế giới xung quanh | – Lễ hội Noel.
|
Thí nghiệm khoa học | – Làm thí nghiệm: Chất tan – Không tan. |
Làm quen văn học |
– Nghe kể truyện: Hoa mào gà.
– Nghe, hiểu và trả lời câu hỏi truyện: Hoa mào gà.
|
Tập sử dụng từ ngữ. Làm quen chữ viết. Làm quen một số kí hiệu. | – Tập đặt câu hỏi và trả lời “Cái gì?”
– Bắt chước giọng nói nhân vật trong chuyện “Hoa mào gà” |
Làm quen âm nhạc |
– Hát thuộc, đúng giai điệu bài: Ai cũng yêu chú mèo.
– Vận động đơn giản theo bài “Làm chú bộ đội” |
Làm quen tạo hình |
– Tập vẽ đường đi (nét ngang).
– Nặn vòng đeo tay ( lăn dài, uốn cong) – Vẽ mưa (nét thẳng, nét xiên) – Tập cầm kéo cắt nhát thẳng. |
Bản thân và Các quy tắc ứng xử xã hội. | – Nhận ra cảm xúc buồn.
– Giữ vệ sinh môi trường: Bỏ rác đúng nơi quy định. |
Nội dung giáo dục |
4 – 5 tuổi (Chồi) |
Vận động |
– Chạy dích dắc qua 3 – 4 điểm.
– Trườn kết hợp trèo qua ghế thể dục.
|
Kỹ năng sống |
– Kỹ năng tự phục vụ: tập cài cở cúc áo.
– Kỹ năng an toàn: Bé làm gì khi đi lạc
|
Làm quen với toán |
– So sánh, thêm bớt trong phạm vi 3.
– Phân biệt hình tròn – tam giác; hình vuông – hình chữ nhật. |
Nhận thức về thế giới xung quanh | – Lễ hội Noel. |
Thí nghiệm khoa học | – Làm thí nghiệm: Pha màu nước bắp cải tím. |
Làm quen văn học |
– Nghe hiểu nội dung truyện: Cáo, thỏ và gà trống.
– Nghe, hiểu và trả lời câu hỏi truyện: Cáo, thỏ và gà trống. |
Tập sử dụng từ ngữ. Làm quen chữ viết. Làm quen một số kí hiệu. | – Tập đặt câu và trả lời: Ở đâu? Khi nào?
– Tập đồ chữ đơn giản |
Làm quen âm nhạc |
– Hát đúng giai điệu, hát rõ lời bài: Thiên đàng búp bê.
– Múa minh họa bài: Ông già Noel ơi. – Nghe dân ca Bắc bộ: Cây trúc xinh. |
Làm quen tạo hình |
– Vẽ chùm bóng bay (kỹ năng vẽ nét tròn, nét dài)
– Nặn cái chén, cái đĩa (xoay tròn, làm lõm) – Gấp quả táo (gấp đôi, gấp góc, gấp chéo) |
Bản thân và Các quy tắc ứng xử xã hội. | – Nhận biết và thể hiện cảm xúc buồn.
– Phân biệt hành vi “Tốt- xấu” |
Nội dung giáo dục |
5 – 6 tuổi (Lá) |
Vận động |
– Đi và đập bắt bóng 5 – 7 lần.
– Ném xa bằng 2 tay. |
Kỹ năng sống |
– Kỹ năng an toàn: Biết hút thuốc lá có hại, không lại gần người hút thuốc lá. (CS26)
– Bé làm nội trợ: Làm gỏi cuốn. |
Làm quen với toán |
– Gộp các nhóm đối tượng và đếm.
– Nhận biết chữ số 8, tương ứng nhóm có số lượng 8.(CS104) |
Nhận thức về thế giới xung quanh | – Phân loại quả theo dấu hiệu: không hạt, một hạt, nhiều hạt.
– Lễ hội Noel. |
Thí nghiệm khoa học | – Làm thí nghiệm: Làm pháo hoa. |
Làm quen văn học |
– Nghe, hiểu, hứng thú câu chuyện: Sự tích Ngày và Đêm (CS64)
– Tập kể truyện theo đồ vật, theo tranh. |
Tập sử dụng từ ngữ. Làm quen chữ viết. Làm quen một số kí hiệu. | – Làm quen chữ viết: N, G
– Sao chép từ, chữ cái (CS88). |
Làm quen âm nhạc |
– Hát thuộc, hát đúng giai điệu bài: Ông tiên vui. (CS100)
– Gõ tiết tấu nhanh bài hát: Cả tuần đều ngoan. (CS101) |
Làm quen tạo hình |
– Vẽ đàn gà (vẽ gà ở nhiều tư thế khác nhau)
– Nặn con thỏ ôm củ cà rốt – Gấp Ông già Noel. – Gấp – Cắt ngôi sao năm cánh. |
Bản thân và Các quy tắc ứng xử xã hội. | – Thể hiện sự an ủi, chia vui với người thân và bạn bè (CS37) |
Category:Chương trình học của bé, Cùng bé vui học, Lớp chồi, Lớp lá, Lớp mầm, Thông tin
Nội dung giáo dục |
06 – 12 tháng tuổi |
Vận động |
– Tập bò về phía cô/đồ chơi (9th )
– Tập vịn, đứng lên, ngồi xuống (9th ) – Tập ngồi (6 – 9th ) |
Hoạt động với đồ vật |
– Tập cầm, bỏ vào, lấy ra
– Tập chuyển vật từ tay này sang tay kia. |
Làm quen kĩ năng tự phục vụ | |
Luyện tập phát triển các giác quan |
– Sờ, nắn, nghe âm thanh của các loại giấy.
– Nghe và đưa mắt tìm nơi phát ra âm thanh.
|
Nhận biết về thế giới xung quanh bé |
– Tập chỉ mắt, mũi, miệng của búp bê (9 – 12th )
|
Làm quen văn học. |
– Nghe cô đọc thơ: Chú gà con. |
Tập nghe, nói, làm theo cô |
– Nghe – hiểu câu hỏi: (Tay đâu? Chân đâu? Cô đâu?…) |
Làm quen âm nhạc |
– Nghe hát: Búp bê
– Nghe âm thanh của nhạc cụ âm nhạc (phách tre, trống lắc, trống con,..) – Nghe hát bài: Kéo cưa lừa xẻ. |
Làm quen tạo hình |
|
Làm quen với hành vi ứng xử xã hội | – Biểu lộ cảm xúc hớn hở khi gặp người quen, sợ hãi không theo người lạ. |
Nội dung giáo dục |
12 – 18 tháng tuổi |
Vận động |
– Đi thẳng cầm vật trên tay.
– Tung hất bóng ra xa. – Ngồi lăn bóng lên phía trước. |
Hoạt động với đồ vật |
– Xâu 2 vòng vào que.
– Xếp chồng 3 khối gỗ. – Lồng 3 hộp. |
Làm quen kĩ năng tự phục vụ | |
Luyện tập phát triển các giác quan |
– Chiếc túi kỳ diệu (sờ, gọi tên đồ dùng, đồ chơi)
– Nếm vị trái chuối (ngọt) – Nếm vị trái cam (chua)
|
Nhận biết về thế giới xung quanh bé |
– Nhận biết/chỉ màu đỏ. |
Làm quen văn học. |
– Nghe cô đọc thơ: Con tàu
|
Tập nghe, nói, làm theo cô |
– Nghe và làm theo yêu cầu (lấy cái gối; để ca lên bàn,..)
– Nghe kể chuyện theo tranh: Giờ ăn của bé (Tập chỉ/trả lời câu hỏi: Ai đây?) |
Làm quen âm nhạc |
– Vận động theo nhạc: Là con mèo.
– Nghe hát: Con chim non. – Nghe âm thanh của dụng cụ âm nhạc (phách gõ, trống, xúc xắc) |
Làm quen tạo hình |
|
Làm quen với hành vi ứng xử xã hội | – Bé tập vẫy tay chào tạm biệt. |
Nội dung giáo dục |
18 – 24 tháng tuổi |
Vận động |
– Đi bước qua vật cản
– Ném bóng về phía trước (1 tay) |
Hoạt động với đồ vật |
– Tháo, lắp 3 vòng.
– Lồng 3 hộp. |
Làm quen kĩ năng tự phục vụ | |
Luyện tập phát triển các giác quan |
– Ngửi và nếm vị trái cam, chuối.
– Ngửi và nếm vị trái đu đủ, dưa hấu. – Chiếc túi kỳ diệu (sờ, gọi tên đồ dùng, đồ chơi) |
Nhận biết về thế giới xung quanh bé |
– Nhận biết màu xanh.
|
Làm quen văn học. |
– Nghe cô đọc thơ: Ăn.
– Nghe truyện: Cây táo. |
Tập nghe, nói, làm theo cô |
– Nghe kể chuyện theo tranh: Giờ ăn của bé (Tập trả lời câu hỏi: Ai đây? …làm gì)
– Nghe và làm theo yêu cầu (lấy cái gối; để ca lên bàn,….) |
Làm quen âm nhạc |
– Vận động theo nhạc bài: Là con mèo
– Nghe hát: Chiếc khăn tay. – Nghe âm thanh và nhận ra nhạc cụ: xúc xắc, phách gõ, trống con. |
Làm quen tạo hình |
– Chơi với màu sáp (di màu)
– Chơi với đất nặn (nhồi đất) |
Làm quen với hành vi ứng xử xã hội | – Bé tập vẫy tay chào tạm biệt, nói “Bye bye” |
Nội dung giáo dục |
24 – 36 tháng tuổi |
Vận động |
– Tung bóng với cô (khoảng cách 100cm)
– Ném xa bằng 1 tay. |
Hoạt động với đồ vật |
|
Làm quen kĩ năng tự phục vụ | – Kỹ năng tự phục vụ: tập bê ghế vào bàn.
– Kỹ năng tự phục vụ: tập rót nước vào ca. |
Luyện tập phát triển các giác quan |
|
Nhận biết về thế giới xung quanh bé |
– Nhận biết đặc điểm, tên gọi của một số loại rau: củ cà rốt, củ khoai tây; bắp cải, rau muống.
– Nhận biết phía trên – phía dưới của bản thân. |
Làm quen văn học. |
– Thích nghe cô kể truyện: Sẻ con
– Nghe-hiểu-trả lời câu hỏi truyện: Con cáo; Sẻ con. |
Tập nghe, nói, làm theo cô |
|
Làm quen âm nhạc |
– Vận động theo nhạc: Bóng tròn to; Đi một hai.
– Nghe hát: Chúc bé ngủ ngon. |
Làm quen tạo hình |
– Vẽ mưa (vẽ nét thẳng ngắn)
– Tô màu vào hình. – Xé dài tự nhiên (biết dùng ngón cái, ngón trỏ giữ giấy, xé dài bôi hồ và dán) – Nặn bánh ( xoay tròn, ấn dẹt) |
Làm quen với hành vi ứng xử xã hội | – Nhận biết càm xúc buồn. |
Category:Chương trình học của bé, Cùng bé vui học, Lớp Bambi, Thông tin
Nội dung giáo dục |
06 – 12 tháng tuổi |
Vận động |
– Trườn theo đồ chơi
(6 – 9th ) – Tập bò (6 – 9th ) – Tập ngồi (6 – 9th ) |
Hoạt động với đồ vật |
– Tập cầm, nắm mỗi tay 1 đồ vật.
– Tập cầm, nắm, buông thả đồ vật. |
Làm quen kĩ năng tự phục vụ | |
Luyện tập phát triển các giác quan |
– Sờ, nắn, nghe âm thanh của các loại đồ chơi.
– Sờ, nắn, nghe âm thanh của các loại giấy. – Nghe và đưa mắt tìm nơi phát ra âm thanh. |
Nhận biết về thế giới xung quanh bé |
|
Làm quen văn học. |
– Nghe cô đọc thơ: Chim hót; Chú gà con. |
Tập nghe, nói, làm theo cô |
– Nghe – hiểu một số từ đơn giản (chơi, măm măm..) |
Làm quen âm nhạc |
– Nghe hát: Mẹ yêu không nào; Búp bê
– Nghe âm thanh của đồ vật, đồ chơi. |
Làm quen tạo hình |
|
Làm quen với hành vi ứng xử xã hội | – Biểu lộ cảm xúc hớn hở khi gặp người quen, sợ hãi không theo người lạ. |
Nội dung giáo dục |
12 – 18 tháng tuổi |
Vận động |
– Đi thẳng cầm vật trên tay.
– Tung hất bóng ra xa. – Bò chui dưới gậy. |
Hoạt động với đồ vật |
– Bỏ vào lấy ra.
– Xếp chồng 3 khối gỗ. – Lồng 2 hộp. |
Làm quen kĩ năng tự phục vụ | |
Luyện tập phát triển các giác quan |
– Tiếng kêu ở đâu? (nghe và tìm nơi phát ra âm thanh)
|
Nhận biết về thế giới xung quanh bé |
– Nhận biết/chỉ/gọi tên con vịt.
– Nhận biết/chỉ mắt, mũi, miệng, đầu. – Nhận biết/chỉ cái chén, muỗng. – Nhận biết/chỉ màu đỏ. |
Làm quen văn học. |
– Nghe cô đọc thơ: Ăn
|
Tập nghe, nói, làm theo cô |
– Nghe-hiểu câu hỏi:..đâu? (Cô đâu? Bóng đâu?..)
– Nghe và làm theo yêu cầu (lấy cái gối; để ca lên bàn,..) – Nghe kể chuyện theo tranh: Giờ ăn của bé (Tập chỉ/trả lời câu hỏi: Ai đây?) |
Làm quen âm nhạc |
– Vận động theo nhạc: Em búp bê.
– Nghe hát: Một con vịt; Cái mũi. – Nghe âm thanh của dụng cụ âm nhạc (phách gõ, trống, xúc xắc) |
Làm quen tạo hình |
|
Làm quen với hành vi ứng xử xã hội | – Bé tập vẫy tay chào tạm biệt. |
Nội dung giáo dục |
18 – 24 tháng tuổi |
Vận động |
– Bò chui qua dây
– Ngồi lăn bóng với cô – Đi trong đường hẹp |
Hoạt động với đồ vật |
– Xếp chồng 3 khối trụ.
– Xâu 4 vòng vào que. – Lồng 3 hộp. |
Làm quen kĩ năng tự phục vụ | |
Luyện tập phát triển các giác quan |
– Tiếng kêu ở đâu? (Nghe và chạy lại nơi phát ra âm thanh) |
Nhận biết về thế giới xung quanh bé |
– Nhận biết gọi tên mắt, mũi, miệng, tay, chân.
– Nhận biết gọi tên chén, muỗng. – Nhận biết màu đỏ. – Nhận biết đặc điểm, gọi tên con chó, con mèo. |
Làm quen văn học. |
– Nghe cô đọc thơ: Ăn; Con voi.
– Nghe truyện: Cháu chào ông ạ! |
Tập nghe, nói, làm theo cô |
– Nghe kể chuyện theo tranh: Giờ ăn của bé (Tập trả lời câu hỏi: Ai đây? …làm gì)
– Nghe và làm theo yêu cầu (lấy cái gối; để ca lên bàn,….) |
Làm quen âm nhạc |
– Vận động theo nhạc bài: Em búp bê; Rửa mặt như mèo.
– Nghe hát: Cái mũi – Nghe âm thanh và nhận ra nhạc cụ: xúc xắc, phách gõ, trống con. |
Làm quen tạo hình |
– Chơi với màu sáp (di màu)
– Chơi với đất nặn (nhồi đất) |
Làm quen với hành vi ứng xử xã hội | – Bé tập vẫy tay chào tạm biệt, nói “Bye bye” |
Nội dung giáo dục |
24 – 36 tháng tuổi |
Vận động |
– Tung bóng với cô (khoảng cách 80cm)
– Đứng co 1 chân. – Bò thấp chui qua cổng. – Bật qua 1 vạch kẻ. |
Hoạt động với đồ vật |
|
Làm quen kĩ năng tự phục vụ | – Tập pha nước chanh. |
Luyện tập phát triển các giác quan |
– Sờ, nắn nhận biết vật cứng/ vật mềm.
– Sờ, nắn nhận biết trơn láng/xù xì. – Nếm vị quả dưa hấu, đu đủ, cam. |
Nhận biết về thế giới xung quanh bé |
– Nhận biết đặc điểm, tên gọi của xe máy, xe hơi.
– Nhận biết màu vàng
|
Làm quen văn học. |
– Thích nghe cô kể truyện: Thỏ ngoan; Con cáo.
– Nghe-hiểu-trả lời câu hỏi truyện: Thỏ con |
Tập nghe, nói, làm theo cô |
|
Làm quen âm nhạc |
– Vận động theo nhạc: Em tập lái ô tô; Con gà trống.
– Nghe hát: Cô và mẹ; Em đi chơi thuyền. |
Làm quen tạo hình |
– Vẽ đường ray xe lửa (vẽ hoặc đồ nét thẳng ngắn)
– Tô màu vào hình. – Dán hoa tặng cô (biết chấm hồ, bôi và dán) – Nặn con giun/viên phấn (lăn dài) |
Làm quen với hành vi ứng xử xã hội | – Tập để đồ chơi đúng nơi quy định.
– Tập nói tạm biệt cô, bạn. – Tập xếp hàng chờ đến lượt. |
Category:Chương trình học của bé, Cùng bé vui học, Lớp Bambi, Thông tin
Nội dung giáo dục |
3 – 4 tuổi (Mầm) |
Vận động |
– Ném xa bằng 1 tay.
– Bò trong đường hẹp (0,4 x3m) – Bật xa 20 – 25cm. |
Kỹ năng sống |
– Kỹ năng tự phục vụ: Tập rửa tay đúng cách.
– Bé làm nội trợ: tập pha nước chanh/cam. |
Làm quen với toán |
– Nhận biết nhóm có số lượng 3.
– So sánh thêm bớt trong phạm vi 3. |
Nhận thức về thế giới xung quanh |
– Nhận biết một số trái cây quen thuộc.
– Nhận biết một số ngành nghề quen thuộc. |
Thí nghiệm khoa học | – Làm thí nghiệm: Vật chìm, vật nổi. |
Làm quen văn học |
– Nghe kể truyện: Ba chú heo con.
– Nghe, hiểu và trả lời câu hỏi truyện: Ba chú heo con.
|
Tập sử dụng từ ngữ. Làm quen chữ viết. Làm quen một số kí hiệu. | – Tập đặt câu hỏi và trả lời “Ai?”
|
Làm quen âm nhạc |
– Hát thuộc tự nhiên bài: Cô và mẹ
– Nghe hát: Cô giáo em. – Múa minh họa đơn giản theo bài “Múa cho mẹ xem” |
Làm quen tạo hình |
– Tập vẽ cỏ (nét thẳng ngắn).
– Nặn bánh mì, bánh quẩy ( lăn dài) – Xé vụn. – Tập gấp giấy (gấp đôi, gấp tư). – Dán hoa tặng cô |
Bản thân và Các quy tắc ứng xử xã hội. | – Nhận ra cảm xúc vui.
– Tập chờ đến lượt – Nói về sở thích của bản thân. |
Nội dung giáo dục |
4 – 5 tuổi (Chồi) |
Vận động |
– Đi dích dắc qua 4-5 điểm.
– Bò bằng bàn tay, cẳng chân chui qua cổng. – Bật xa 35 – 40 cm |
Kỹ năng sống |
– Kỹ năng tự phục vụ: Bé tập xếp quần áo.
|
Làm quen với toán |
– Nhận biết chữ số 3, tương ứng nhóm có số lượng 3.
– Xác định phía phải – trái của bản thân và của người khác |
Nhận thức về thế giới xung quanh |
– Nhận biết một số loại rau lá, quả quen thuộc (rau muống, mồng tơi, dền, cải ngọt).
– Nhận biết một số đặc điểm tính chất của nước. |
Thí nghiệm khoa học | – Làm thí nghiệm: hút giấy vụn bằng bóng bay |
Làm quen văn học |
– Nghe hiểu nội dung truyện: Giọt nước tí xíu.
– Nghe, hiểu và trả lời câu hỏi truyện: Giọt nước tí xíu. |
Tập sử dụng từ ngữ. Làm quen chữ viết. Làm quen một số kí hiệu. | – Làm quen với một số kí hiệu trong cuộc sống (nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, cấm lửa) |
Làm quen âm nhạc |
– Nghe hát: Thương lắm thầy cô ơi.
– Hát đúng giai điệu, hát rõ lời bài: Cô giáo em. – Múa minh họa bài “Mẹ yêu không nào” – Gõ tiết tấu chậm bài “Bắc kim thang” |
Làm quen tạo hình |
– Vẽ ngôi nhà của bé (sử dụng hình hình học để tạo hình ngôi nhà)
– Vẽ những chiếc vòng màu (xoắn ốc). – Nặn con vật quen thuộc : gà, thỏ, nhím (chia đất 2 phần lớn, nhỏ và thêm chi tiết) – Xé dán hoa ( xé dài, xé vụn) – Gấp con mực – Cắt dán hàng rào (cắt nhát thẳng) |
Bản thân và Các quy tắc ứng xử xã hội. | – Thể hiện điều bé thích và không thích, điều bé làm được
– Phân biệt hành vi “Đúng- sai” |
Nội dung giáo dục |
5 – 6 tuổi (Lá) |
Vận động |
– Ném trúng đích ngang (xa 1,4-1,6m)
– Nhảy xuống từ độ cao 40cm (CS2) – Bò dích dắc qua 7 điểm (khoảng cách điểm là 1m) |
Kỹ năng sống |
– Kỹ năng tự phục vụ: tập luồn, buộc dây giầy.
– Kỹ năng: Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp (CS17) |
Làm quen với toán |
– So sánh thêm bớt trong phạm vi 7.
– Đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau (CS106) |
Nhận thức về thế giới xung quanh |
– Quá trình phát triển của con ếch (CS93).
– Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi.
|
Thí nghiệm khoa học | – Làm thí nghiệm: Không khí cần cho sự cháy. |
Làm quen văn học |
– Nghe, hiểu, hứng thú câu chuyện: Tại sao vịt kêu cạc, cạc? (CS64)
– Tập kể lại truyện theo trình tự: Tại sao vịt kêu cạc cạc (CS71). |
Tập sử dụng từ ngữ. Làm quen chữ viết. Làm quen một số kí hiệu. | – Làm quen chữ viết: U, O
– Tập đặt câu hỏi và trả lời: Tại sao? Bởi vì. – Biết ý nghĩa một số ký hiệu, biểu tượng trong cuộc sống (CS82). |
Làm quen âm nhạc |
– Hát thuộc, hát diễn cảm bài “Trường mầm non của bé”. (CS100)
– Nghe hát “Nhớ ơn thầy cô” – Gõ tiết tấu chậm bài hát “Em đi chơi thuyền” (CS101)
|
Làm quen tạo hình |
– Vẽ cầu vồng (phối màu)
– Nặn xe ô tô cà rốt – Gấp hạt dẻ (gấp đôi, gấp góc, gấp chéo, trang trí) – Cắt thiệp hoa ( gấp và cắt theo nét vẽ sẵn)
|
Bản thân và Các quy tắc ứng xử xã hội. | – Bộc lộ,bày tỏ tình cảm, cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi) bằng lời nói, cử chỉ, nét mặt trong các tình huống (CS36)
– Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc (CS39) – Thể hiện tình cảm yêu thương con vật |
Category:Chương trình học của bé, Cùng bé vui học, Lớp chồi, Lớp lá, Lớp mầm, Thông tin
BÀI THƠ |
CHIM HÓT
Tác giả: Phạm Hổ Chim hót líu lo Chào cô chào cô Chim kêu ríu rít Thích ! Thích ! Thích ! Thích
|
ĂN
Tác giả: Xuân Tửu Rửa tay sạch Mặc yếm vào Bé đứng trước Lớn đứng sau Dắt tay nhau. Ngồi vào ghế Nhai thật kỹ Nuốt cho ngon Ăn hết cơm Không rơi vãi.
|
CON VOI
Đồng dao Con vỏi con voi Cái vòi đi trước Hai chân trước đi trước Hai chân sau đi sau Còn cái đuôi đi sau rốt Tôi xin kể nốt Cái chuyện con voi. |
CHÚ GÀ CON
Tác giả:Nguyễn T.Cẩm Thạch Mẹ mua cho bé Mấy chú gà con Đứng trên mâm tròn Đua nhau mổ thóc Tốc…tốc..tốc..tốc |
BÀI HÁT |
EM BÚP BÊ
Tác giả: Mộng Lợi Chung Em búp bê rất đáng yêu bé tí teo, không khóc nhè.
RỬA MẶT NHƯ MÈO Tác giả: Hàn Ngọc Bích Meo meo rửa mặt như mèo . Xấu xấu xấu chẳng được mẹ yêu, khăn mặt đâu mà ngồi liếm mép, đau mắt rồi lại khóc meo meo.
|
CON GÀ TRỐNG
Tác giả: Tân Huyền Con gà trống, có cái mào đỏ. Chân có cựa. Gà trống gáy: Ò, ó, o. Gà trống gáy: Ò, ó, o.
EM TẬP LÁI Ô TÔ Tác giả: Nguyễn Văn Tý Pí po, pí pô, em tập lái ô tô. Pí po, pí pô, sau này em lớn. Em lái xe đón cô.
|
MỘT CON VỊT
Tác giả: Kim Duyên Một con vịt, xòe ra hai cái cánh,
MẸ YÊU KHÔNG NÀO Tác giả: Lê Xuân Thọ Con cò bé bé, nó đậu cành tre, đi không hỏi mẹ biết đi đường nào. Khi đi em hỏi, khi về em chào. Miệng em chúm chím, mẹ yêu không nào.
|
CÔ VÀ MẸ
Tác giả: Phạm Tuyên Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền. Cô và mẹ là hai cô giáo, mẹ và cô ấy hai mẹ hiền.
EM ĐI CHƠI THUYỀN Tác giả: Trần Kiết Tường Em đi chơi thuyền, trong Thảo Cầm Viên, chim kêu hót mừng chào đón xuân về. Thuyền em thuyền con vịt, nó bơi bơi bơi. Thuyền em thuyền con rồng, nó bay bay bay, má dặn em ngồi yên khi đi chơi thuyền, vui quá bạn ơi, mai em vào em đi xe hơi. |
TRUYỆN KỂ |
THỎ NGOAN
Bác gấu đang đi giữa rừng, thì trời đổ mưa ào ào. Bác ướt hết. Bác gấu di đến nhà cáo. Bác gõ cửa cốc ốc và gọi : Cáo ơi ! Bác ướt hết rồi, cho bác vào nhà với. Cáo không muốn cho bác gấu vào nhà nên không mở cửa. Nó bảo : không được vào đâu. |
CON CÁO
Có 1 chú Gà con đang lon ton trên bãi cỏ non để kiếm cái ăn, 1 con Cáo rón rén, rón rén đi đến định vồ bắt Gà con. Chợt trông thấy Cáo, Gà con hoảng hốt kêu lên: Chiếp! Chiếp! sợ khiếp! sợ khiếp! – Cục ta cục tác, Cáo ác, Cáo ác.. – Gâu! Gâu! Cáo đâu? Cáo đâu? Chao ôi, con Cáo sợ quá, ba chân bốn cẳng chạy biến vào rừng không dám ngoái đầu lại nữa. |
CHÁU CHÀO ÔNG Ạ!
Gà con nhỏ xíu. Lông vàng dễ thương. Gặp ông trên đường : – Cháu chào ông ạ ! – Gà con ngoan quá! Chú chim Bạc Má. Đậu trên cành cao. Gặp ông chim chào: – Cháu chào ông ạ ! – Bạn chim ngoan quá! Ngồi trên hòn đá. Một anh Cóc vàng. Cất giọng oang oang: – Cháu chào ông ạ! – Cóc vàng ngoan quá! |
Category:Chương trình học của bé, Cùng bé vui học, Lớp Bambi, Thông tin
Chồi 1 | |
BÀN TAY CÔ GIÁO
Tác giả: Định Hải Bàn tay cô giáo Tết tóc cho em Về nhà mẹ khen Tay cô đến khéo Bàn tay cô giáo Vá áo cho em Như tay chị cả Như tay mẹ hiền Cô cầm tay em Nắn từng nét chữ Em viết đẹp thêm Thẳng đều trang vở. |
|
EM YÊU NHÀ EM
Tác giả: Đoàn Thị Lam Luyến Chẳng đâu bằng chính nhà em Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo Có nàng gà mái hoa mơ Cục ta cục tác khi vùa đẻ xong Có bà chuối mật lưng ong Có ông ngô bắp râu hồng như tơ Có ao muống với cá cờ Em là chị Tấm đợi chờ bống lên Có đầm ngào ngạt hương sen Ếch con học nhạc dế mèn ngâm thơ Dù đi xa thật là xa Chẳng đâu vui được như nhà của em. |
|
VÈ TRÁI CÂY
Lẳng lặng mà nghe Tôi đọc bài vè Trái cây bạn nhé Ăn vào mát mẻ Là trái thanh long Xanh vỏ đỏ lòng Là trái dưa hấu Hình thù rất xấu Là trái sầu riêng Vàng đỏ xanh viền Dưa gang thơm mát Da sần đen hạt Là trái mãng cầu Cong giống móc câu Chuối già chuối sứ. |
|
Bé hát bài: CÔ GIÁO EM. Tác giả: Trần Kiết Tường
Cô giáo em người xinh xinh, cô hay cười mắt cô long lanh. Cô rất yêu dòng kênh xanh, uốn quanh cánh đồng thơm mùi lúa mới. Em yêu cô, em yêu ruộng đồng có đàn sáo bay. Cô vẫn dạy là quê hương em đó, suốt đời em yêu. |
|
Gỏ tiết tấu chậm bài: BẮC KIM THANG
Bắc kim thang, cà lang bí rợ. Cột qua kèo là kèo qua cột. Chú bán dầu qua cầu mà té, chú bán ếch ở lại làm chi. Con le le đánh trống thổi kèn, con bìm bịp thổi tò tí te, tò te. |
|
Múa minh họa bài: MẸ YÊU KHÔNG NÀO. Tác giả: Lê Xuân Thọ
Con cò bé bé, nó đậu cành tre, đi không gọi mẹ biết đi đường nào. Khi đi em hỏi, khi về em chào, miệng em chúm chím, mẹ yêu không nào. |
|
GIỌT NƯỚC TÍ XÍU ( Sưu tầm)
Tí Xíu là một giọt nước, quê ở biển cả. Họ hàng anh em nhà Tí Xíu đông lắm và ở khắp mọi nơi, ở biển cả, ở sông ngòi, ở ao hồ, ở trên trời, ở tất cả dưới mặt đất. Một buổi sáng biển lặng, Tí Xíu cùng các bạn bè đuổi theo các ngọn sóng nhấp nhô. Ông Mặt Trời thả những tia nắng xuống mặt biển. Bọn Tí Xíu reo vui trong sóng nhẹ và trong ánh nắng chan hoà. Chợt có tiếng ông Mặt Trời cất lên: – Tí Xíu ơi ! Cháu có đi với ông không? Tí Xíu ngẩng nhìn, chú đáp giọng rất khẽ, chỉ có ông Mặt Trời là nghe thấy: – Đi làm gì ạ ? Ông Mặt Trời cười bảo: – Trên mặt đất thiếu gì việc, chổ nào chẳng cần. Tí Xíu vui lắm. Nhưng sực nhớ mình là giọt nước không thể bay theo ông Mặt Trời được, chú nói: – Cháu nặng lắm, làm sao bay lên được – Không lo – ông Mặt Trời ồm ồm nói. Ông sẽ làm cháu biến thành hơi. Nói rồi ông Mặt Trời vén mây, chiếu thật nhiều tia sáng xuống biển, Tí Xíu rùng mình và biến thành hơi. Chú chỉ kịp nói với biển cả: – Chào mẹ, con đi ! Mẹ chờ con trở về. Tí Xíu nhập bọn với các bạn. Lúc đầu, chúng bay là là xuống biển rồi chúng hợp thành một đám mây mỏng rời mặt biển bay vào đất liền. Gió nhẹ nhàng đưa Tí Xíu lướt qua những dòng sông lấp lánh như ánh bạc. Xế chiều, ông Mặt Trời chiếu những tia nắng chói chang hơn lúc sáng. Không khí oi bức…Bỗng, từ đâu một cơn gió lạnh thổi tới. Tí Xíu reo lên: – Mát quá các bạn ơi ! Mát quá ! Tí Xíu và các bạn nhảy nhót, múa lượn vui thích. Nhưng rồi trời mỗi lúc một lạnh. Tí Xíu thấy rét. Các bạn của chú cũng thấy rét. Chúng xích lại gần nhau thành một khối đông đặc toàn những chú bé giọt nước nhỏ li ti. Bọn Tí Xíu không bay lên cao được nữa, chúng sà xuống thấp, thấp dần. Một tia sáng vạch ngang bầu trời. Rồi một tiếng sét đinh tai vang lên. Gió thổi mạnh hơn. Bọn Tí Xíu níu lấy nhau thành những giọt nước trong vắt. Chúng thi nhau ào ào tuôn xuống đất…Cơn giông bắt đầu. |
|
BÉ HÀNH ĐI KHÁM BỆNH (Sưu tầm)
Mấy hôm nay trời trở lạnh, bé Hành không chịu quàng khăn và mặc áo ấm nên bị ho. Bé Hành quyết định đi khám bệnh. Đến phòng khám, bé Hành gặp bạn Ngô, bạn Su Hào và bạn Cà Rốt cũng bị ho như bé. Vì bé Hành nhỏ nhất nên được bác sỹ Bắp Cải gọi vào khám trước tiên. Bác sỹ vừa đọc cuốn sổ khám bệnh, vừa nói với bé Hành: – Cháu hãy cởi bớt áo ra để bác sỹ khám bệnh nào! Bé Hành ngoan ngoãn làm theo lời bác sỹ. Và khi bác sỹ Bắp Cải quay ra nhìn bé Hành thì…… – Ối, mắt tôi làm sao thế này? – Bác sỹ kêu lên. Bé Hành vẫn lần lượt cởi một chiếc áo, hai chiếc áo….rồi bước lại gần bác sỹ. Lúc này bác sỹ Bắp Cải phải dụi mắt liên tục và chỉ dám hé mắt nhìn bé Hành. Bé Hành tưởng bác sỹ bị ốm vội rót cốc nước mời bác sỹ uống. Nhưng bé Hành càng tiến lại gần thì nước mắt bác sỹ càng trào ra nhiều hơn. Bác sỹ lấy hai tay bịt chặt mắt lại. Bé Hành vẫn ngơ ngác nhìn bác sỹ. Bác sỹ xua tay nói: – Cháu ơi, cháu hãy đứng xa bác một chút đi! Bé Hành đứng lùi ra gần cửa. Một lát sau, bác sỹ Bắp Cải mới dám hé mắt nhìn bé Hành. Và thế là bác sỹ đành phải khám bệnh cho bé Hành từ xa. Bé có biết vì sao bác sỹ không dám đứng gần bé Hành không? |
|
Chồi 2 | |
CÔ GIÁO CỦA EM
Tác giả: Chu Huy Cô dạy em xếp hàng Bạn sau nhường bạn trước Cùng nhau đi đều bước Ngay ngắn và nghiêm trang. Rồi cô kể truyện thỏ Chuyện bac Gấu, truyện Voi Chuyện nhổ cây củ cải Cho cả lớp cùng chơi Chúng em ngồi thành hàng Học chữ qua hình vẽ Chữ O hình tròn nhé Chữ Ô hình cái ô. Em yêu cô giáo thế Như yêu mẹ của em Thầm thì em gọi nhỏ: “ Cô giáo hiền của em”. |
|
Đồng dao: ẾCH Ở DƯỚI AO
Ếch ở dưới ao
|
|
Bé hát bài: CÔ GIÁO EM. Tác giả: Trần Kiết Tường
Cô giáo em người xinh xinh, cô hay cười mắt cô long lanh. Cô rất yêu dòng kênh xanh, uốn quanh cánh đồng thơm mùi lúa mới. Em yêu cô, em yêu ruộng đồng có đàn sáo bay. Cô vẫn dạy là quê hương em đó, suốt đời em yêu. |
|
Gỏ tiết tấu chậm bài: BẮC KIM THANG
Bắc kim thang, cà lang bí rợ. Cột qua kèo là kèo qua cột. Chú bán dầu qua cầu mà té, chú bán ếch ở lại làm chi. Con le le đánh trống thổi kèn, con bìm bịp thổi tò tí te, tò te. |
|
Múa minh họa bài: MẸ YÊU KHÔNG NÀO. Tác giả: Lê Xuân Thọ
Con cò bé bé, nó đậu cành tre, đi không gọi mẹ biết đi đường nào. Khi đi em hỏi, khi về em chào, miệng em chúm chím, mẹ yêu không nào. |
|
GIỌT NƯỚC TÍ XÍU ( Sưu tầm)
Tí Xíu là một giọt nước, quê ở biển cả. Họ hàng anh em nhà Tí Xíu đông lắm và ở khắp mọi nơi, ở biển cả, ở sông ngòi, ở ao hồ, ở trên trời, ở tất cả dưới mặt đất. Một buổi sáng biển lặng, Tí Xíu cùng các bạn bè đuổi theo các ngọn sóng nhấp nhô. Ông Mặt Trời thả những tia nắng xuống mặt biển. Bọn Tí Xíu reo vui trong sóng nhẹ và trong ánh nắng chan hoà. Chợt có tiếng ông Mặt Trời cất lên: – Tí Xíu ơi ! Cháu có đi với ông không? Tí Xíu ngẩng nhìn, chú đáp giọng rất khẽ, chỉ có ông Mặt Trời là nghe thấy: – Đi làm gì ạ ? Ông Mặt Trời cười bảo: – Trên mặt đất thiếu gì việc, chổ nào chẳng cần. Tí Xíu vui lắm. Nhưng sực nhớ mình là giọt nước không thể bay theo ông Mặt Trời được, chú nói: – Cháu nặng lắm, làm sao bay lên được – Không lo – ông Mặt Trời ồm ồm nói. Ông sẽ làm cháu biến thành hơi. Nói rồi ông Mặt Trời vén mây, chiếu thật nhiều tia sáng xuống biển, Tí Xíu rùng mình và biến thành hơi. Chú chỉ kịp nói với biển cả: – Chào mẹ, con đi ! Mẹ chờ con trở về. Tí Xíu nhập bọn với các bạn. Lúc đầu, chúng bay là là xuống biển rồi chúng hợp thành một đám mây mỏng rời mặt biển bay vào đất liền. Gió nhẹ nhàng đưa Tí Xíu lướt qua những dòng sông lấp lánh như ánh bạc. Xế chiều, ông Mặt Trời chiếu những tia nắng chói chang hơn lúc sáng. Không khí oi bức…Bỗng, từ đâu một cơn gió lạnh thổi tới. Tí Xíu reo lên: – Mát quá các bạn ơi ! Mát quá ! Tí Xíu và các bạn nhảy nhót, múa lượn vui thích. Nhưng rồi trời mỗi lúc một lạnh. Tí Xíu thấy rét. Các bạn của chú cũng thấy rét. Chúng xích lại gần nhau thành một khối đông đặc toàn những chú bé giọt nước nhỏ li ti. Bọn Tí Xíu không bay lên cao được nữa, chúng sà xuống thấp, thấp dần. Một tia sáng vạch ngang bầu trời. Rồi một tiếng sét đinh tai vang lên. Gió thổi mạnh hơn. Bọn Tí Xíu níu lấy nhau thành những giọt nước trong vắt. Chúng thi nhau ào ào tuôn xuống đất…Cơn giông bắt đầu. |
|
BÉ HÀNH ĐI KHÁM BỆNH (Sưu tầm)
Mấy hôm nay trời trở lạnh, bé Hành không chịu quàng khăn và mặc áo ấm nên bị ho. Bé Hành quyết định đi khám bệnh. Đến phòng khám, bé Hành gặp bạn Ngô, bạn Su Hào và bạn Cà Rốt cũng bị ho như bé. Vì bé Hành nhỏ nhất nên được bác sỹ Bắp Cải gọi vào khám trước tiên. Bác sỹ vừa đọc cuốn sổ khám bệnh, vừa nói với bé Hành: – Cháu hãy cởi bớt áo ra để bác sỹ khám bệnh nào! Bé Hành ngoan ngoãn làm theo lời bác sỹ. Và khi bác sỹ Bắp Cải quay ra nhìn bé Hành thì…… – Ối, mắt tôi làm sao thế này? – Bác sỹ kêu lên. Bé Hành vẫn lần lượt cởi một chiếc áo, hai chiếc áo….rồi bước lại gần bác sỹ. Lúc này bác sỹ Bắp Cải phải dụi mắt liên tục và chỉ dám hé mắt nhìn bé Hành. Bé Hành tưởng bác sỹ bị ốm vội rót cốc nước mời bác sỹ uống. Nhưng bé Hành càng tiến lại gần thì nước mắt bác sỹ càng trào ra nhiều hơn. Bác sỹ lấy hai tay bịt chặt mắt lại. Bé Hành vẫn ngơ ngác nhìn bác sỹ. Bác sỹ xua tay nói: – Cháu ơi, cháu hãy đứng xa bác một chút đi! Bé Hành đứng lùi ra gần cửa. Một lát sau, bác sỹ Bắp Cải mới dám hé mắt nhìn bé Hành. Và thế là bác sỹ đành phải khám bệnh cho bé Hành từ xa. Bé có biết vì sao bác sỹ không dám đứng gần bé Hành không? |
|
Category:Chương trình học của bé, Cùng bé vui học, Lớp chồi, Thông tin